
Tìm hiểu các nghi lễ trong các đám cưới truyền thống tại Việt Nam từ xưa đến ngày nay qua lời dạy của các bậc lớn tuổi trong gia đình hay loanh quanh trên mạng xã hội thì ta được biết có tận 6 nghi lễ lớn cho một đám cưới truyền thống của dân tộc Kinh nói riêng hay Việt Nam nói chung.
Con số 6 phải chăng là con số may mắn như truyền miệng nên có tận 6 nghi lễ lận cho một đám cưới trọn vẹn. Hay là các nghi lễ cưới hỏi tại Việt Nam quá rườm rà nặng hình thức nhằm mục đích làm khó những chàng rể tương lai cho bõ những ngày tháng nuôi dưỡng con của họ nhà gái.
Cùng tìm hiểu cội nguồn của các nghi lễ cưới truyền thống, để từ đó giúp bạn tinh giản các bước mà vẫn giữ được những nét tinh túy của một lễ cưới truyền thống. Lần lượt đó là: Kén chọn, dạm ngõ (chạm mặt), hỏi, cưới, lại mặt và nộp treo.
Ông cha ta thường có câu nói: Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà – Trong ba việc ấy thật là khó thay.
Đúng vậy, việc lên kế hoạch và tổ chức được một đám cưới trọn vẹn là một trong ba việc khó nhất của người đàn ông. Ấy thế mà có tới tận 6 khâu trong tổ chức một đám cưới truyền thống tại Việt Nam. Nhưng cũng phải kể đến chuyện, mỗi vùng miền sẽ có một màu sắc văn hóa đặc trưng, riêng biệt để mà nói rằng, đám cưới là một sự kiện quan trọng nhất nhì trong đời mỗi người.
1. Kén chọn
Ông bà thường dạy con cái: Lấy vợ xem Tông, chọn chồng xem giống. Là kinh nghiệm kẹn chọn những chàng rể, dâu con được đúc kết từ xưa. Tại thời điểm hiện tại, kinh nghiệm trên vẫn hết sức quý báu, nhưng có những cách thể hiện tinh tế và phóng khoáng hơn. Và ngày nay, việc tổ chức ra những buổi tung cầu kén vợ hay kén rể không còn mang tính thực tế. Việc tự do tìm hiểu, tự do yêu đương và tự do kết hôn mang tính thời đại hơn.
2. Dạm ngõ (chạm mặt)
Lễ dạm ngõ (hay còn gọi là Chạm mặt) tức là, khi trai gái tìm hiểu kỹ càng quyết định tiến đến hôn nhân. Bạn trai có trách nhiệm thông báo đến cha mẹ thông tin kế hoạch chính thức quen biết bạn gái này. Và cần người lớn như thân sinh phụ mẫu sang nhà bạn gái xin phép cho hai bên chính thức tìm hiểu qua lại. Cũng là một nghi lễ giúp nhà trai đánh tiếng đến nhà gái, bàn đến chuyện cưới hỏi tiếp theo.
3. Đám hỏi
Bên nhà trai sẽ gọi là lễ Đính hôn, bên nhà gái sẽ là lễ Vu quy. Nhà trai sắp sửa sính lễ, tùy theo bên nhà trai nhà gái thống nhất về môn đăng hộ đối và hợp nhãn con dâu, con rể tương lai. Nhà trai sẽ mang lễ vật trầu cau, chè thuốc, xôi gà đến nhà gái để bàn chuyện cưới xin cho con trẻ. Nhà gái sẽ được yêu cầu nhà trai các lễ vật cho lễ cưới, có thể là đôi khuyên tai vàng, vòng kiềng, mâm cỗ đãi khách, có khi là ruộng đất cho đôi trẻ sau khi cưới.

4. Đám cưới
Xưa thì dựng rạp căng phông từ những ngày trước để đãi khách tại nhà. Nhưng tại thời điểm hiện tại, đám cưới thường được tối giản và phó thác lại cho những trung tâm tiệc cưới, nhà hàng, khách sạn. Mỗi cách đãi tiệc đều có những ưu điểm nhất định.
5. Lại mặt
Là nghi lễ sau đêm tân hôn, cô dâu chú rể sẽ chuẩn bị cặp gà sống và gạo mới về ra mắt gia đình nhà ngoại để tỏ lòng hiếu thảo của cô gái đối với cha mẹ ruột.
6. Nộp treo
Là một nghi lễ phụ, nhưng không thể không có. Ở lễ này, vợ chồng mới cưới phải tổ chức tiệc cưới để khao làng xóm, như vậy mới được xem là thành viên của xóm làng. Ngoài ra, người chồng phải nộp các nguyên liệu như gạch, ngói để tu bổ hay góp phần xây dựng các công trình công cộng như đường, đình, miếu ở nơi vợ chồng ở.